Bấm vào hình để xem kích thước thật

Vai trò của đo áp lực bàng quang trong chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi Sốc Sốt Xuất Huyết Dengue

Ngày đăng:  24/10/2013

 
Lượt xem: 15559

Tóm tắt

Phạm Văn Quang*, Đoàn Thị Ngọc Diệp*, Vũ Huy Trụ*

Mục tiêu: Sốt xuất huyết nặng có tăng áp lực ổ bụng gây suy hô hấp và nhiều biến chứng, nguy cơ tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của đo áp lực bàng quang (ALBQ) trong chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue.

Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả và phân tích tại khoa Hồi sức, bệnh viện Nhi Đồng 1 trên 99 bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue có tăng áp lực ổ bụng được chọc dò ổ bụng giải áp. ALBQ được đo bằng cột nước với thể tích nước muối sinh lý bơm vào là 1ml/kg ngay trước khi chọc dò ổ bụng giải áp và áp lực ổ bụng (ALOB) được đo trực tiếp.

Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số là trẻ nhỏ với tuổi trung bình 5,9 tuổi, bị sốt xuất huyết độ III-IV nặng với tổng lượng dịch truyền nhiều (trung bình 229 ml/kg/32giờ) và hầu hết được chọc dò ổ bụng giải áp ở ngày 5-6 của bệnh (93%). 97% các trường hợp là tăng áp lực ổ bụng nặng độ 3 và độ 4. Áp lực bàng quang trung bình được ghi nhận là 36,64 ± 6,04 cm H2O so áp lực ổ bụng trung bình là 36,35 ± 6,18 cm H2O, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Áp lực bàng quang phản ánh tốt áp lực ổ bụng với phần trăm sai số trung bình của áp lực bàng quang so với áp lực ổ bụng chỉ là 1% và giới hạn phần trăm sai số là 11,4%. 90% các trường hợp có phần trăm sai số giữa trị số áp lực bàng quang so với áp lực ổ bụng nằm trong khoảng 10%. Dựa trên phương pháp Bland – Altman, chúng tôi nhận thấy sai số trung bình giữa áp lực bàng quang và áp lực ổ bụng là 0,28 cm H20 với độ chính xác là 2,11 cm H20 và khoảng giới hạn tương đồng là -3,86 – 4,42 cm H20. Có mối tương quan tốt có ý nghĩa thống kê giữa áp lực ổ bụng và áp lực bàng quang với hệ số tương quan r = 0,94 (p<0,0001) và phương trình hồi quy: Y = 0,88 X + 1,08 (cm H20) (Y = ALOB và X = ALBQ). Ngoài ra chúng tôi cũng ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sai số trung bình, phần trăm sai số trung bình giữa áp lực bàng quang và áp lực ổ bụng trong 2 nhóm bệnh nhi thở NCPAP và thở máy.

Kết luận: Đo áp lực bàng quang bằng cột nước với thể tích bơm vào bàng quang 1 ml/kg phản ánh tốt áp lực ổ bụng. Đây là một kỹ thuật học thích hợp, đầy hứa hẹn trong chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng trên các bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue.

Từ khóa: ALBQ, ALOB, tăng ALOB, sốc sốt xuất huyết Dengue

Abstract

ROLE OF INTRAVESICAL PRESSURE MEASUREMENT IN DIAGNOSIS OF INTRA-ABDOMINAL HYPERTENSION IN CHILDREN WITH DENGUE SHOCK SYNDROME

pham Van Quang, Doan Thi Ngoc Diep, Vu Huy Tru
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 1 – 12

Objectives: Severe hemorrhagic fever with intra-abdominal hypertension (IAH) cause respiratory failure and many complications, fatal risk is high. Objective of our study is to evaluate the role of intravesical pressure (IVP) measurement in diagnosis of intra-abdominal hypertension (IAH) in children with Dengue Shock Syndrome (DSS).

Methods: Prospective study in PICU, Children’s Hospital 1, in 99 DSS children with IAH and percutanous catheter abdominal decompression. The IVP was measured by fluid column with bladder filling volume of 1 ml/kg of physiological saline before percutanous catheter abdominal decompression and the intra-abdominal pressure (IAP) was measured directly.

Results: In our study, most were small children with mean age of 5.9 years; DSS of grade III-IV with large fluid infusion (mean of 229 ml/kg/32 hours) and abdominal decompression were almost performed at 5-6th day of illness (93%). 97% cases were IAH of grade III-IV. Mean IVP of 36.64 ± 6.04 cm H2O versus mean IAP of 36.35 ± 6.18 cm H2O, there was no statistical difference (p>0.05). The IVP estimated well IAP, with mean percentage error between IVP and IAP of 1%; and limit of percentage error of 11.4%. 90% cases had percentage error between IVP and IAP within 10%. Based on Bland – Altman method, we noted mean error between IVP and IAP of 0.28 cm H20, with precision of 2.11 cmH20 and limit of agreement of - 3.86 – 4.42 cm H20. There was a close relation between IAP and IVP with r = 0.94 (p < 0.0001); univariate linear regression Y = 0.88 X + 1.08 (cm H20) (Y= IAP; X= IVP). Besides, we noted also no statistical difference of mean error mean percentage error between IVP and IAP in NCPAP group vs. mechanical ventilation group.

Conclusions: The IVP measurement by fluid column with bladder filling volume of 1 ml/kg of physiological saline estimated well IAP. This is available, promising technique in diagnosis of IAH in children with DSS.

Key words: IVP, IAP, IAH, Dengue Shock Syndrome.

Đăng bởi: Phòng Chỉ Đạo Tuyến

[Trở về]

Các tin khác