Bấm vào hình để xem kích thước thật

Các thuốc chống nôn liên quan đến viêm dạ dày ruột ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Ngày đăng:  29/09/2011

 
Lượt xem: 10146

Ói mửa do viêm dạ dày ruột cấp tính gây ra rất phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Điều trị nôn mửa ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột cấp tính vấn đề thiếu sự thỏa thuận giữa các bác sĩ lâm sàng trong việc chỉ định các thuốc chống nôn.

 

Khi không được điều trị, nôn có thể là trở ngại khi điều trị bù nước bằng đường uống, nền tảng trong việc điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính. Vì vậy cần thiết có bằng chứng cho sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng thuốc chống nôn trong viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em. Do đó nhóm tác giả chọn các thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh thuốc chống nôn với giả dược hoặc không điều trị, ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi bị nôn mửa do viêm dạ dày ruột.

Kết quả chính:
- Bảy thử nghiệm liên quan đến 1.020 người tham gia.

-Thời gian để ngừng nôn mửa trong một nghiên cứu dùng dimenhydrinate dạng viên nhét hậu môn ít hơn 0,34 ngày so với giả dược (P giá trị = 0,036).

-Dữ liệu gộp từ ba nghiên cứu so sánh ondansetron uống với giả dược cho thấy:  

·         Giảm tỷ lệ nhập viện ngay lập tức (RR 0,40) nhưng không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhập viện 72 giờ sau khi xuất viện từ khoa Cấp Cứu;

·         Giảm tỷ lệ bù nước đường tĩnh mạch trong cả 2 trường hợp: trong thời gian ở khoa cấp cứu (RR 0,41), theo dõi trong vòng 72 giờ sau khi xuất viện ở khoa Cấp Cứu

·          Tăng tỷ lệ bệnh nhân ngừng nôn mửa (RR 1,34).

Không có sự khác biệt đáng kể được ghi nhận ở tỉ lệ tái khám hoặc các tác dụng phụ, mặc dù tiêu chảy đã được báo cáo như là một tác dụng phụ bốn trong tổng số năm nghiên cứu ondansetron.

-Trong một nghiên cứu khác, tỷ lệ bệnh nhân ngừng nôn mửa trong 24 giờ (58%) với ondansetron tĩnh mạch, (17%)  giả dược (33%) trong nhóm metoclopramide tĩnh mạch (P giá trị = 0,039).

Kết luận:                                                               
Uống ondansetron làm tăng tỷ lệ bệnh nhân  ngừng nôn mửa và giảm số lượng cần bù nước qua đường tĩnh mạch và nhập viện ngay lập tức.

Ondansetron và metoclopramide tĩnh mạch làm giảm số lần nôn mửa và nhập viện, và dimenhydrinate như là một thuốc đạn làm giảm thời gian nôn.

Nguồn Cochrane Database of Systematic Reviews 2011, Issue 9. Art. No.: CD005506.   DOI:10.1002/14651858.CD005506.pub5

Đăng bởi: DS Mai Thu Hà

[Trở về]

Các tin khác