Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bổ sung kẽm trong điều trị Viêm tai giữa

Ngày đăng:  01/03/2012

 
Lượt xem: 7102

Nền tảng

Viêm tai giữa (VTG), một bệnh thường gây ra do nhiễm trùng, ảnh hưởng hầu hết ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Khoảng 164 triệu người trên thế giới bị giảm thính lực trong thời gian dài do VTG, 90% trong số đó xuất thân từ những nước nghèo. Bổ sung kẽm giúp ngăn được bệnh nhiễm trùng (như viêm phổi) ở trẻ em, vậy liệu kẽm có ngăn chặn được bệnh VTG hay không.

Mục tiêu

Đánh giá bổ sung kẽm có ngăn được bệnh viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em ở những độ tuổi khác nhau không.

Phương pháp tìm kiếm

Chúng tôi tìm kiếm từ các thử nghiệm từ CENTRAL (thư viện Cochrane 2009, số 2) bao gồm các nhóm bệnh liên quan bệnh  nhiễm khuẩn hô hấp cấp, MEDLINE (1950 đến 6/2009), EMBASE (1974 đến 6/2009)

Tiêu chí chọn lựa

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, cho bổ sung kẽm 1 tuần 1 lần trong vòng 1 tháng.

Thu thập dữ liệu và phân tích

Hai tác giả đánh giá về điều kiện và phương pháp luận, từ đó rút ra dữ liệu phân tích và viết tổng quan, sau đó  tổng hợp, kết hợp các kết quả phù hợp

Kết quả chính

Chúng tôi nhận ra 12 thử nghiệm, 10 trong số đó cho dữ liệu kết quả. Trong những thử nghiệm trên trẻ em khỏe mạnh ở những nước thu nhập thấp, có 2 thử nghiệm (trên bệnh nhân bị VTG) không chứng minh được sự khác nhau đáng kể giữa nhóm bổ sung kẽm và nhóm giả dược (n=3191 bệnh nhân). Tuy nhiên có một thử nghiệm khác cho thấy ở nhóm bổ sung kẽm tỷ lệ viêm tai giữa thấp hơn đáng kể (RR= 0.69, 95%, CI (0.61 - 0.79), n=1621). Một thử nghiệm nhỏ ở 39 trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng nặng cho thấy hiệu quả khi bổ sung kẽm trẻ bị VTG ít hơn. Bổ sung kẽm nhường như không gây ra phản ứng phụ nào nghiêm trọng, trừ một số ít trường hợp bị nôn ói.

Kết luận của tác giả                                                                         

Liệu bổ sung kẽm có thể làm giảm tình trạng VTG ở những trẻ khỏe mạnh < 5 tuổi sống ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình hay không, điều này chưa có bằng chứng rõ ràng. Có một số bằng chứng cho thấy hiệu quả điều trị trên trẻ em suy dinh dưỡng, nhưng đây chỉ dựa trên thử nghiệm nhỏ.

Nguồn: http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/14651858.CD006639.pub2/abstract

Đăng bởi: DS. Ngọc Quỳnh

[Trở về]

Các tin khác