CEFDINIR CÓ THỂ GÂY VIÊM RUỘT GIẢ MẠC
Ngày đăng: 03/05/2009
Lượt xem: 10173
Vào tháng12/2008, FDA đã công bố việc thay đổi tính an toàn của Cefdinir (Omnicef – Abbott), cảnh báo nguy cơ tiêu chảy do vi khuẩn kỵ khí Clostridium difficile (còn gọi là viêm ruột giả mạc) ở bệnh nhân dùng kháng sinh này.
Việc sử dụng các kháng sinh có thể làm thay đổi các chủng vi khuẩn thường trú ở ruột (vi khuẩn có lợi), dẫn đến sự phát triển quá mức vi khuẩn Clostridium difficile và hậu quả là các VK này sẽ phóng thích các độc tố A và B góp phần gây viêm ruột giả mạc. Hầu như tất cả các kháng sinh đều có thể gây viêm ruột giả mạc ở nhiều mức độ trầm trọng khác nhau từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột nặng có thể gây tử vong.
Vì các chủng Clostridium difficile tạo ra siêu độc tố có thể gây kháng trị liệu với kháng sinh, chúng gây ra tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao và có thể phải cắt bỏ đoạn ruột. FDA đã khuyến cáo rằng nên xem xét khả năng bị viêm ruột giả mạc ở tất cả các bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh. Cần hỏi kỹ bệnh sử, vì viêm ruột giả mạc có khả năng khởi phát muộn, có những trường hợp viêm ruột giả mạc được báo cáo sau hơn 2 tháng đã dùng kháng sinh trước đó.
FDA chú ý rằng việc dùng kháng sinh thông thường ở các trường hợp nhiễm trùng nguyên phát cũng có thể phải ngưng ở những bệnh nhân bị viêm ruột giả mạc hoặc nghi ngờ bị viêm ruột giả mạc. Bù nước và điện giải thích hợp, cung cấp đủ chất đạm, kháng sinh trị liệu thích hợp đối với C.difficile, và cũng có khi cần phải phẫu thuật.
Cefdinir được dùng để điều trị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Ở người lớn, Cefdinir được dùng để điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, đợt nặng cấp tính của viêm phế quản mạn, viêm xoang hàm cấp, viêm hầu họng/amygdale cấp và nhiễm trùng da không biến chứng. Ở trẻ em, Cefdinir cũng được dùng để điều trị viêm tai giữa do vi trùng, viêm hầu họng/amygdale cấp và nhiễm trùng da không biến chứng.
Theo Medscape News - March 18, 2009
Đăng bởi: BS CK2 TRỊNH HỮU TÙNG -PHÓ TRƯỞNG PHÒNG KHTH
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013