Bấm vào hình để xem kích thước thật

Lactobacillus reuteri (DSM 17938) trong bệnh táo bón chức năng mạn tính ở trẻ: nghiên cứu mù đôi – ngẫu nhiên, dùng giả dược

Ngày đăng:  08/07/2010

 
Lượt xem: 10045

 

Đặt vấn đề:

Đánh giá tác dụng có lợi của Lactobacillus reuteri (DSM 17938) đối với trẻ em trong bệnh táo bón chức năng mạn tính.


 

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mù đôi, dùng giả dược, ngẫu nhiên được thực hiện từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008. Thực hiện liên tục trên 44 trẻ nhỏ ít nhất là 6 tháng tuổi (độ tuổi trung bình ± SD 8.2 ± 2.4 SD; bé trai/bé gái 24/20) được nhận vào đơn vị Nội soi dạ dày ruột củ a Khoa Nhi, Đại học Federico II ở Naples với chẩn đoán táo bón chức năng mạn tính. 44 Trẻ mắc bệnh táo bón chức năng mạn tính này được ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm: Nhóm A (n=22) nhận được men vi sinh L reuteri (DSM 17938) và nhóm B (n=22) nhận được giả dược. Kết quả đo lường ban đầu là cử động lòng ruột mỗi tuần, độ đặc của phân, tình trạng khóc không nguôi. Tất cả được phụ huynh ghi nhận hàng ngày.

Kết quả

Những trẻ nhận được L reuteri (DSM 17938) có tần số cử động lòng ruột cao hơn đáng kể so với nhóm kia vào tuần thứ 2 (p = 0.42), tuần thứ 4 (p = 0.008) và tuần thứ 8 (p = 0.027). Nhóm sử dụng L reuteri (DSM 17938), có 19 trẻ có độ đặc của phân cứng (86.4%), có 11 trẻ (50%) có kết quả này vào tuần thứ 2 và 4 trẻ (18.2%) vào tuần thứ 4, 8. Tuy nhiên, đối với tiêu chuẩn độ đặc của phân không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm (tuần thứ 2 p = 0.63, tuần thứ 4 p = 0.38, tuần thứ 8 p =0.48). Tương tự như vậy, không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm trong tiêu chuẩn khóc không nguôi. Không ghi nhận trường hợp tác dụng không mong muốn nào.

Kết luận

Sử dụng L reuteri (DSM 17938) ở trẻ nhỏ mắc bệnh táo bón chức năng mạn tính sẽ có hiệu quả tích cực đối với tần số cử động lòng ruột, mặc dù không có cải thiện trên độ cứng của phân và khóc không ngưng của trẻ. Do tính an toàn khi sử dụng, men vi sinh có thể là một lựa chọn trong điều trị bệnh táo bón chức năng mạn tính. Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện trên mẫu nhỏ nên cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu với số mẫu thuyết phục hơn.

Nguồn: Medscape.com

 

 

Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh

[Trở về]

Các tin khác