Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chuyển từ OPV (vắc xin bại liệt dùng đường uống) sang IPV (vắc xin bại liệt bất hoạt): Có phải chúng ta đi sau những Lịch trình của Mỹ Latinh? (phần 5)

Ngày đăng:  16/07/2010

 
Lượt xem: 8422

 Có những rủi ro khác xung quanh bệnh nhân iVDPV. Trẻ mắc bệnh gammaglobulin thấp có thể chưa được chẩn đoán trong 5 năm, trong thời gian này đứa trẻ đã được chủng ngừa với OPV. Người này thải vi rút bại liệt mãn tính sẽ không bị phát hiện, hoặc họ chỉ được chẩn đoán sau khi nhập viện do VAPP. Trong thực tế, bệnh nhân gammaglobulin thấp có nguy cơ cao gấp 3.000-lần mắc bệnh VAPP hơn người khỏe mạnh đã chủng ngừa.  Hầu hết các bệnh nhân gammaglobulin thấp không trở thành người thải vi rút mãn tính và ngừng thải vi rút một cách tự phát sau một năm không rõ nguyên nhân.

 

Vắc xin bại liệt bất hoạt (Inactivated Polio Vaccine – IPV)

Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt bao gồm formalin-vi rút hoang dã bất hoạt. Có rất nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới để mô tả về các đặc tính của IPV. Khả năng của IPV trong ngăn chặn dịch bệnh bại liệt và cung cấp miễn dịch cộng dồn đã được chứng minh trong nhiều điều kiện nhiều nước khác nhau. Miễn dịch tiếp xúc không xảy ra với IPV, nhưng miễn dịch tiếp xúc là kết quả của tiêm IPV bởi vì cá nhân chủng ngừa sẽ bảo vệ những người thân bằng cách giảm khả năng tiếp xúc với các cá nhân bị nhiễm bệnh. 

Hơn 100 thử nghiệm lâm sàng sử dụng IPV đã được tiến hành tại hơn 40 quốc gia, đánh giá phản ứng miễn dịch với vắc xin này trên hơn 10.000 người. Tổng cộng có 54 thử nghiệm lâm sàng với IPV đã được tiến hành từ năm 1977 tại 24 quốc gia nhiệt đới và 30 thử nghiệm đang tiến hành, tất cả kết quả chứng minh rằng chỉ sau hai liều vắc-xin có thể bảo vệ 89-100% chống lại vi rút type 1, 92-100% chống lại vi rút bại liệt type 2 và 7-10% chống lại vi rút type 3. 

Nhiều lịch tiêm chủng đã được thử, với những con số khác nhau của những liều khác nhau, và các khoảng thời gian khác nhau giữa các liều liên tiếp, cả hai đều thực hiện ở các nhóm tuổi khác nhau. Nói chung, chúng ta có thể kết luận rằng ba liều sẽ đáp ứng miễn dịch tốt hơn so với hai liều, và khi những liều này được bắt đầu chủng ngừa từ độ tuổi lớn hơn (ví dụ, 2 tháng tuổi), do kháng thể của mẹ không can thiệp vào sự đáp ứng miễn dịch nữa. Ngoài ra, một lịch trình tuần tự với hai liều ban đầu của IPV theo sau là một liều OPV thứ ba, tương tự như một lịch trình ba liều IPV, sẽ tạo sự bảo vệ hoàn chỉnh chống lại ba kiểu huyết thanh của vi rút bại liệt.

Gần đây, một nghiên cứu so sánh giữa các lịch chủng ngừa IPV, IPV-OPV hoặc OPV, công bố và thực hiện tại Guatemala. Nghiên cứu này cho thấy sau ba liều IPV, chất bảo vệ trong huyết thanh trong nhóm người nhận được IPV chống lại ba kiểu huyết thanh của vi rút bại liệt được 100%, xác nhận vắc-xin này biểu hiện tốt ở các nước nhiệt đới.

Việc các kháng thể duy trì dài hạn cũng được ghi nhận với IPV. Trong các nghiên cứu, những nơi IPV được sử dụng hai liều liên tiếp, sau đó thêm một liều tăng cường lúc 12 tháng, các kháng thể được duy trì ít nhất là 5,5 năm. Trong trường hợp ban đầu sử dụng lịch chủng ngừa ba liều và một liều tăng cường lúc 18 tháng, kháng thể có thể được duy trìn đến 7 năm. Không có bằng chứng về sự duy trì của các kháng thể khi không được chủng ngừa nhắc một liều trong năm đầu tiên.

Cuối cùng, IPV có thể được sử dụng như một thuốc chủng ngừa chỉ có một kháng nguyên (monovalent) hoặc kết hợp với kháng nguyên khác. Các IPV kết hợp giúp giảm thiểu chi phí của toàn bộ lịch trình tiêm chủng (vắc-xin kết hợp là rẻ hơn so với vắc-xin riêng biệt tương đương), và làm cho sự tuân thủ các chương trình dễ dàng hơn vì số lượng các mũi chích ngừa được giảm bớt, có chỗ lưu trữ các vắc xin khác và lịch chủng ngừa của các quốc gia đơn giản hơn, điều này dẫn đến độ bao phủ của vắc xin gia tăng.

 

Nguồn: www.medscape.com

 

Xin xem tiếp phần 6

 

 

Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh

[Trở về]

Các tin khác