Bấm vào hình để xem kích thước thật

Risperidone dùng trong bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Ngày đăng:  20/07/2010

 
Lượt xem: 11080

Ở trẻ em tự kỷ và rối loạn hành vi nghiêm trọng, risperidone an toàn và hiệu quả hơn giả dược?

Ở trẻ em tự kỷ và rối loạn hành vi nghiêm trọng, risperidone an toàn và hiệu quả hơn giả dược?

Một thử nghiệm lâm sàng mù đôi, ngẫu nhiên có kiểm soát với 8 tuần theo dõi đã được tiến hành ở 5 Đại học trung tâm của Hoa Kỳ. Thử nghiệm này bao gồm 101 trẻ em từ 5-17 tuổi (trung bình 8,8 tuổi, 81% là bé trai) có chứng tự kỷ với các biểu hiện cáu kỉnh, hay gây hấn, có hành vi tự làm bị thương. Các yếu tố loại trừ bao gồm: cân nặng từ 15kg trở lên, tuổi phát triển trí tuệ từ 18 tháng trở lên, không có những rối loạn nghiêm trọng, không có rối loạn tâm thần khác cần phải dùng thuốc. Những trẻ dùng các thuốc tâm thần khác hiệu quả trong điều trị triệu chứng: cáu kỉnh, hay gây hấn, hành vi tự làm bị thương được loại trừ.

Các bệnh nhi được chỉ định dùng risperidone (n=49) hoặc giả dược (n=52). Những trẻ cân nặng dưới 20kg, liều risperidone khởi đầu 0,25 mg/ngày; đối với trẻ từ 20-45kg, liều risperidone khởi đầu là 0,5mg lúc đi ngủ, tăng lên 0,5mg x 2 lần/ ngày vào ngày thứ 4, và tăng lên tối đa 2,5mg/ ngày trước ngày thứ 29; trẻ em trên 45kg, liều tối đa là 1,5mg vào buổi sáng và 2,0mg vào giờ đi ngủ.

Các chỉ tiêu chính để đánh giá: Tính dễ kích ứng theo Aberrant Behavior Checklist và Clinical Global Impressions–Improvement (CGI–I). Trẻ có giảm hơn 25% chỉ số kích ứng và sự tăng nhiều trên chỉ số CGI–I được xem là có đáp ứng tích cực.

Kết quả: Tỷ lệ rút khỏi nhóm dùng risperidone là 6% và 35% ở nhóm dùng giả dược. Ở tuần thứ 8, bệnh nhân dùng risperidone có chỉ số Irritability score giảm rõ hơn ở nhóm dùng giả dược (14.9 v 3.6, p<0.001). Bệnh nhi dùng risperidone tăng cân nhiều hơn bệnh nhi ở nhóm dùng giả dược (2.7 v 0.8 kg, {95% CI, 0.88 to 2.9}). Không có phản ứng có hại ở nhóm risperidone.

Kết luận: Ở trẻ em tự kỷ và rối loạn hành vi nghiêm trọng, risperidone an toàn và hiệu quả cho điều trị các triệu chứng biểu hiện cáu kỉnh, hay gây hấn, hành vi tự làm bị thương.

 

Đăng bởi: DS. Đoàn Vân Tuyền Nguồn N Engl J Med 347, 314; McCracken JT, McGough J, Shah B, et al.

[Trở về]

Các tin khác