Bấm vào hình để xem kích thước thật

KHẢO SÁT VỀ TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG – HỘ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG NĂM 2008

Ngày đăng:  31/05/2009

 
Lượt xem: 53025

Mục tiêu                 : Đánh giá kiến thức, thực hành về TAT của ĐD-HS tại BVPSTG năm 2008 và xác định một số yếu tố liên quan đến TAT.

Phương pháp         : Cắt ngang mô tả, quan sát tham gia qua 80 ĐD-HS với cỡ mẫu 302 mũi tiêm nhằm đánh giá tiêm an toàn của Điều dưỡng-Hộ sinh (ĐD-HS) tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang (BVPSTG) năm 2008,

 

Kết quả                  : Hiểu biết về ý nghĩa TAT của ĐD-HS đạt 100%, gần 95% ĐD-HS có hiểu biết về sự cần thiết phải rửa tay trong quy trình tiêm và xác định các nguyên tắc, vùng vô trùng khi tiêm thuốc. Trên xe có hộp chứa vật sắc nhọn (VSN) và hộp thuốc chống sốc khi đi tiêm đạt gần 100%. Tuy nhiên còn >30% ĐD-HS chưa xử lý ban đầu đúng khi bị vật sắc nhọn đâm. Thực hành về TAT của ĐD-HS cho thấy rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm chỉ đạt < 15,9%, rút thuốc không đủ liều như sót thuốc, phụt thuốc khi đuổi khí chiếm gần 12%, hơn 20% ĐD-HS còn lưu kim trên lọ sau khi rút thuốc, >50% ĐD-HS không quan sát bệnh nhân (BN) khi tiêm và >30% không tiện nghi lại cho họ sau khi tiêm. Xử lý chất thải, VSN sau khi tiêm được ĐD-HS cô lập kim rất tốt 100% nhưng vẫn còn 1,3% ĐD-HS dùng tay tháo lắp kim tiêm. So sánh nội dung TAT giữa kiến thức và thực hành cho thấy thực hành rửa tay trước khi tiêm so với kiến thức của ĐD-HS chỉ đạt 16,9%. Có sự liên quan giữa thâm niên công tác của ĐD-HS với các nội dung TAT:  thâm niên công tác càng lâu (>5 năm) thì việc thực hiện rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm, không lưu kim sau khi rút thuốc trong lọ, quan sát người bệnh khi tiêm, tư thế người bệnh sau khi tiêm càng tốt. Thâm niên < 5 năm thì việc giao tiếp khi tiêm, thực hiện kỹ thuật sát khuẩn hoàn chỉnh hơn.

Kết luận                 : Với kết quả này chúng tôi khuyến cáo các Phòng chức năng Bệnh viện (BV), đặc biệt Phòng ĐD-HS, cần tăng cường giáo dục ý thức và kỹ năng thực hành TAT cho toàn thể NVYT trong BV, nhấn mạnh các lỗi mà ĐD-HS thường sai sót để cùng nhau học tập, rút kinh nghiệm. Lãnh đạo BV cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bằng nhiều hình thức khả thi phù hợp với cơ sở, đồng thời trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, phượng tiện cho NVYT thực hiện đúng các quy trình TAT.

ABSTRACT

THE SAFE INFECTION OF NURSE-MIDWIVES AT TIEN GIANG OBSTETRICS HOSPIATL

Nguyen Thi My Linh, Ta Van Tram, et al*

Objective                : No safe injection is a problem concened in medical asped in developing countries. It ‘s one of transmissive blood diseases for example HBV, HIV/AIDS to patients, heath care staff and community (floowed by WHO).

Method                  : Cross sectional  study

Results                   : - Knowledge about indexes in process safe injection are equvelant 100%, 95% washing hand is nesessary. However, threr are 30% don’t known to tackle first when the rate of skin risks caused to nures by sharp and pointed.

            - Practical indexes of safe injection have over 95% correct (push air, chose place injection, technical injection exactly), only have 1.3% ungloved hands used for preparing the syringe. However, hand not washed before making the injection is lower 15%. In the study, there are relative to working time and practical indexes.

    Conclusion         : Improving awareness of safe injection for medicine staff. Improving check of leaders. Supplying enough tools and instrument required by “safe injection”. Finding solution to cut down the rate of injection points. Supplying safe injections.

*Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

Tác giả chính: Nguyễn Thị Mỹ Linh

Địa chỉ liên lạc: TS Tạ Văn Trầm . Điện thoại:  0913771779

 

Đăng bởi: Nguyễn Thị Mỹ Linh

[Trở về]

Các tin khác