Bấm vào hình để xem kích thước thật

Cấp cứu nhiều ca biến chứng do mắc tay chân miệng

Ngày đăng:  10/10/2019

 
Lượt xem: 3363

Sáng 9-10, tại tầng 2 khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 có rất đông bệnh nhi nằm điều trị tay chân miệng. Tại phòng điều trị tích cực, một bệnh nhi 5 tuổi mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 4 đang được lọc máu liên tục.

Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo số trẻ mắc tay chân miệng đã tăng gấp đôi trong tháng vừa qua. Điều đáng quan tâm là đã xuất hiện nhiều ca bệnh nặng cấp độ 3, 4 phải cấp cứu.

 

✔ Suy tim, phù phổi cấp:

Theo bác sĩ điều trị, trước đó, bệnh nhi 5 tuổi (đang lọc máu) có biểu hiện nôn ói, sốt 39 độ. Gia đình đưa bệnh nhi đến một bệnh viện tư điều trị nhưng vẫn còn sốt cao, giật mình nhiều lần. Ngày 6-10, bệnh nhi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Đêm 8-10, bệnh nhi sốt cao, kèm theo khó thở, tím tái, tay chân lạnh. Bác sĩ trực đánh giá bệnh nhi diễn tiến sốc, suy tim và phù phổi cấp (biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng).

Bệnh nhi được hồi sức tích cực với máy thở, truyền thuốc trợ tim và lọc máu liên tục, xét nghiệm cho thấy dương tính với virút tay chân miệng nhóm nặng (EV71).

 

✔ Chủ động ngừa bệnh bằng vệ sinh cá nhân

BS Phạm Thái Sơn - khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho hay bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, phụ huynh cần theo dõi, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thật cẩn thận để phát hiện dấu hiệu nặng và biến chứng.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường sốt, loét miệng, nổi hồng ban, mụn nước lòng bàn tay, bàn chân... Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu sốt cao, thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, co giật, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, da nổi bông hoặc xanh tái... thì cần nhập viện ngay bởi đây là những dấu hiệu bệnh trở nặng, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Để bảo vệ trẻ trước mùa dịch bệnh tay chân miệng, khuyến cáo phụ huynh cần chủ động phòng ngừa trẻ mắc bệnh bằng cách vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà... Khi trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học, nơi trẻ chơi tập trung trong 10 -14 ngày đầu của bệnh.

 

 

 

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm

BS Phạm Thái Sơn - khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: biến chứng thần kinh khiến viêm não màng não, viêm thân não; biến chứng hô hấp tuần hoàn: tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi cấp và tử vong nhanh chóng.

 

✔ Chú ý các cấp độ

- Cấp độ 1: chỉ có loét miệng và/hoặc tổn thương da.

- Cấp độ 2 gồm:

- Cấp độ 2A: giật mình dưới 2 lần/30 phút, sốt trên 2 ngày hay sốt cao trên 39 độ C, nôn ói, lừ đừ...

- Cấp độ 2B: giật mình ≥ 2 lần/30 phút, sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt, run chân tay, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, nuốt sặc, thay đổi giọng nói...

- Cấp độ 3: yếu liệt chi, liệt thần kinh sọ, co giật, rối loạn tri giác, hôn mơ.

- Cấp độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.

 

Nguồn: Tuổi trẻ online

 

Đăng bởi: Hân nguyễn

[Trở về]

Các tin khác