Bấm vào hình để xem kích thước thật

Phần II: Tín hiệu cảnh báo của thế giới đầy biến động về Virus cúm

Ngày đăng:  23/03/2015

 
Lượt xem: 7010

Theo Hiêp hội Y tế thế giới (WHO) cho biết về tình hình biến động của dịch cúm toàn cầu hiện nay (tiếp theo)

 

Virus H5: mối đe dọa rõ ràng nhất cho sức khỏe

 

Các virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao, đã gây ra dịch gia cầm ở châu Á gần như liên tục từ năm 2003 và hiện đang lưu hành tại nhiều quốc gia, virus cúm gia cầm vẫn còn là mối quan tâm lớn nhất đối với sức khỏe con người. Từ cuối năm 2003 đến tháng 1 năm 2015, 777 ca nhiễm virus H5N1 ở người từ 16 quốc gia được phòng xét nghiệm xác nhận và báo cáo với WHO. Trong những ca đó, 428 (55.1%) bị tử vong.

 

Trong hai năm qua, bên cạnh H5N1 còn phát hiện thêm các chủng H5N2, H5N3, H5N6, và chủng H5N8, tất cả chủng đó hiện đang lưu hành ở các quốc gia khác nhau của thế giới. Ở Trung Quốc, H5N1, H5N2, H5N6 và H5N8 hiện đang lưu hành ở các loài chim cùng với H7N9 và H9N2.

 

Vi-rút H9N2 là 1 yếu tố quan trọng, vì nó hoạt động như là "donor –ngườicho " của gen nội bộ với vi rút H5N1 và H7N9. Trong bốn tháng qua, hai người mắc H9N2 xảy ra ở Trung Quốc. Cả hai ca nhiễm này là nhẹ và bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.

 

Các nhà virus học giải thích sự gia tăngg ần đây của virus nổi lên như một dấu hiệu cho thấy các chủng virus cúm đồng lưu hành và chúng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành chủng mới. Virus subtype H5 đã thể hiện một khả năng mạnh mẽ đóng góp vào những cái gọi là "sắp xếp lại" các thành phần/ biến cố.

 

Bộ gen của virus cúm được nhanh chóng tách ra thành tám gen riêng biệt có thể được xáo trộn khi một con chim hay động vật có vú đồng nhiễm với các virus khác nhau. Với 18HA (haemagluttinin) và 11NA (neuraminidase) subtype được biết, virus cúm có thể liên tục tự đổi mới chính mình bằng sự kết hợp các tổ hợp gene với nhau. Điều này được diễn ra với một tốc độ chóng mặt.

 

Ví dụ, virus H5N2 phát hiện gần đây trên gia cầm ở Canada và ở các loài chim hoang dã ở Mỹ là khác nhau về mặt di truyền từ virus H5N1lưu hành ở châu Á. Các virus này là là sự pha trộn gen từ virus H5N8 Á - Âu ,khả năng được đưa vào theo đường chim di cư Thái Bình Dương vào cuối năm 2014, cùng với các gen từ virus cúm Bắc Mỹ.

 

Tiềm năng của những loại virus mới lây sang người ít được biết đến, nhưng một số người nhiễm biệt lập đã được phát hiện.Ví dụ, virus H5N6 độc lực cao, một chủng tái tổ hợp mới, lần đầu tiên được phát hiện tại một chợ gia cầm ở Trung Quốc tháng ba năm 2014. Các nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào báo cáo dịch đầu tiên của mình ở gia cầm, cũng trong tháng Ba, theo sau là Việt Nam vào tháng Tư. Nghiên cứu di truyền cho thấy virus H5N6 là kết quả trao đổi gen từ virus H5N1 và virus H6N6 đã được lưu hành rộng rãi ở vịt.

 

Trung Quốc phát hiện người nhiễm H5N6 đầu tiên và đã tử vong tháng 4 năm 2014, tiếp theo là một trường hợp nhiễm nghiêm trọng thứ hai trong tháng mười hai năm 2014. Ngày 09/0 2/ 2015, một bệnh nhân H5N6 thứ ba, đó là gây tử vong, đã được báo cáoSự xuất hiện của rất nhiều virus mới đã tạo ra một gen vi rút đa dạng đặc biệt là biến động các xu hướng của virus H5 và H9N2 để trao đổi gen với các virus khác. Hậu quả đối chăn nuôi và sức khỏe của con người là không thể đoán trước.

 

Giảm vaccine bảo vệ chống cúm mùa

 

Các chuyên gia WHO quyết định về thành phần của vắc-xin cúm mùa cho Bắc bán cầu vào thángmỗi năm. Làm như vậy để các nhà sản xuất có đủ thời gian để chuẩn bị vắc-xin sẵn sàng trước khi bắt đầu mùa cúm, thường vào tháng 10 hoặc tháng 11.

 

Kể từ tháng 2 năm 2014, các virus H3N2 và các virut chủ yếu lưu hành theo mùa ở Bắc Mỹ và châu Âu có thay đổi đáng kể về mặt di truyền và tính kháng nguyên. Sự thay đổi này cho phép hầu hết các virus lưu hành trong mùa cúm có thể trốn tránh sự bảo vệ do chích ngừa vaccine đã được sản xuất từ chủng virus cũ.

 

Kết quả là, các dự đoán tạm thời về hiệu quả của vắc-xin cúm mùa hiện nay trong việc làm giảm nguy cơ liên quan đến nhiễm cúm trong tất cả các nhóm tuổi chỉ 23% ở Mỹ. Đây là mứcbảo vệ thấp hơn bình thường nhưng không phải là bất ngờ cho mùa cúm khi có một sự thay đổi nhanh đáng kể trong các thuộc tính của vi rút đang lưu hành.

 

Toàn cần chuẩn bị ứng phó cho đại dịch cúm.

 

Trên nhiều cấp độ, thế giới cần được chuẩn bị tốt để đối phó với một đại dịch cúm hơn bao giờ hết. Mức độ cảnh báo cao do đó cần thực hiền giám sát ở cả quẩn thể người và động vật. Ngày càng nhiều phòng thí nghiệm quốc gia được trang bị đầy đủ, nhân viên được đào tạo để tiến hành phát hiện sớm, cách li và phân loại virus. Dựa vào sự hỗ trợ từ các phòng thí nghiệm trong các hệ thống của WHO, WHO cung cấp miễn phí thuốc thử, dụng cụ xét nghiệm virus theo mùa và virus theo phân nhóm H5 và H7.

 

Trong đại dịch H1N1 năm 2009, WHO và các phòng thí nghiệm cộng tác có thể xuất xưởng bộ thuốc thử chẩn đoán trong 7 ngày sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Các cơ chế phản ứng được thiết lập nhanh chóng để đối phó với đại dịch tiếp theo. Các quốc gia có trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người có khả năng chẩn đoán bệnh tốt và có cơ chế phát hiện tại chỗ một cách nhanh chóng, theo dõi các nguồn lây, các triệu chứng và các bằng chứng lây truyền từ người sang người. Thông qua mạng lưới giám sát toàn cầu, Who có thể giám sát chặt chẽ sự xuất hiện và phát triển của virus cúm có khả năng thành đại dịch, đánh giá rủi ro liên quan và phát triển vaccine nhằm mục đích ứng phó với đại dịch.

 

Đã có những phương thức để rút ngắn thời gian khi xuất hiện một loại virus đại dịch và quá trình sản xuất vaccine an toàn, hiệu quả. Với những tiến bộ trong công nghệ vaccine tổng hợp, vaccine có thể được sản xuất trong khảng 2 tuần sau khi phát hiện virus có tiềm năng gây đại dịch. Các thủ tục pháp lý để phê duyệt nhanh chóng quy trình hoạt động cũng được quan tâm. Ở châu Âu, các nghiên cứu tiến cứu có thể sử dụng mô hình “bắt chước” đã được phê duyệt. Những nghiên cứu này sử dụng một chủng virus cúm đã không lưu hành gần đây trong quẩn thể người để bắt chước các đặc tính mới của virus có thể gây đại dịch.

 

Tăng cường giám sát và phát triển công nghệ sản xuất vaccine, luôn trong trạng thái sẵn sàng để rút ngắn thời gian từ lúc xuất hiện chủng virus đại dịch đến khi vaccine sẵn có sử dụng trong vòng từ 3-4 tháng. Với sự hỗ trợ của WHO, các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình có thể tự sản xuất vaccine. Theo một ước tính gần đây, năng lực sản xuất toàn cầu hàng năm đã tăng lên đến 1,5 tỷ liều vaccine cúm theo mùa và tiềm năng tăng đến 6.2 tỷ liều trong trường hợp xảy ra đại dịch. Nhiều loại thuốc kháng virus bao gồm cảperamivirvàlaninamivir cũng như oseltamivirvàzanamivir luôn có sẵn để điều trị cúm, giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng khi nhiễm bệnh.

 

Trong dữ liệu phân tích cuối cùng về đại dịch cúm gần đây nhất, như đã thể hiện trong đại dịch H1N1 năm 2009, các phản ứng tổng thể của hệ thống y tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển sẽ được cải thiện rất lớn nếu có sẵn vaccine và can thiệp y tế kịp thời trong thời gian có đại dịch.

 

Khoa Vi Sinh - BV Nhi đồng 2

( Nguồn: WHO. Int Tháng 02/2015 )

 

Đăng bởi: CN. Thiên Phước

[Trở về]

Các tin khác