Rửa tay vẫn có hiệu quả cho dù rửa nước nóng hay nước lạnh
Ngày đăng: 03/06/2017
Lượt xem: 6658
Một nghiên cứu mới nói rằng Bạn không cần làm bỏng tay Bạn để không còn vi khuẩn. Để rửa tay hiệu quả, vấn đề nhiệt độ của nước ít quan trọng hơn là vấn đề thời gian
Kết quả này đi ngược với hướng dẫn của Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng các cơ sở ăn uống và nhà hàng cung cấp nước 100 độ F (khoảng 37,8 độ C-ND) để rửa tay.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers ở New Jersey nói họ thấy rằng nước lạnh thì cũng hiệu quả như là nước nóng trong việc loại bỏ vi khuẩn và những vi trùng gây hại khác. Họ nói cái quan trọng hơn đó là chà tay của họ với nước và xà phòng ít nhất là 10 giây.
Donald Schaffner, chuyên gia về khoa học thực phẩm ở trường nói” người ta cần cảm thấy dễ chịu trong lúc rửa tay của họ, nhưng về mặt hiệu quả, nghiên cứu này cho chúng tôi thấy rằng nhiệt độ của nước được sử dụng là không ảnh hưởng, và sử dụng nước lạnh thì tiết kiệm nhiều năng lượng hơn là nước ấm hoặc nước nóng.”
Ông nói trong bản tin của trường” Cũng vậy, chúng tôi đã học ngay cả rửa tay trong 10 giây cũng đã loại bỏ vi khuẩn đáng kể khỏi tay rồi.”
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã làm nhiễm bàn tay của 21 tình nguyện viên với vi khuẩn không gây hại ở mức độ cao vài lần trong 6 tháng. Sau đó, những người tham gia được yêu cầu rửa tay của họ ở nước 60 độ, 79 độ và 100 độ F.
Số lượng xà bông đã sử dụng không ảnh hưởng đến kết quả. Các nhà nghiên cứu thêm rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu để kết luận chính xác bao nhiêu xà bông và loại xà bông nào là tốt nhất để loại bỏ các vi trùng có khả năng gây hại .
Đề cập đến hướng dẫn của FDA đối với công nghiệp cung cấp thực phẩm, Schaffner nói rằng kết quả của họ đưa ra sự yêu cầu thay đổi về chính sách.
Ông nói:” Thay vì yêu cầu về nhiệt độ, chính sách chỉ nên nói rằng cần cung cấp nước ấm dễ chịu.” Chúng ta đang lãng phí năng lương để làm nóng nước ở mức độ không cần thiết.”
Nghiên cứu được xuất bản trên số tháng Sáu của tờ Journal of Food Protection.
Đăng bởi: ĐD Liên Kim (theo Rutgers University)
Các tin khác
Ai có nguy cơ bị COVID -19 cao nhất? 26/06/2020